6 điều tân sinh viên nên làm để xuất sắc “sống sót” qua quãng đời đại học
Bạn đã là người thắng cuộc khi vượt qua hàng ngàn thí sinh khác trong cuộc chiến “chạy đua vào cổng trường Đại học”, nhưng chớ vội ngủ quên trên chiến thắng bởi cuộc sống tân sinh viên có muôn vàn cám dỗ.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, với 6 điều sau, bạn sẽ sống sót qua quãng đời này một cách an toàn và thậm chí còn chuẩn bị xuất sắc để bước vào chương tiếp theo nữa ấy chứ.
1. Tìm một nhóm bạn hoặc một câu lạc bộ mà bạn có thể gia nhập
Khi bước chân vào cổng trường đại hoc, bạn có thể sẽ choáng ngợp vì chẳng hề quen biết ai. Đừng vội sập cánh cửa với thế giới mới này, hãy làm quen với một vài bạn mới, thử tham gia một số nhóm sinh hoạt bạn nghĩ là phù hợp với mình. Không phải tất cả trong số họ đều sẽ gắn bó với bạn đến cuối hành trình này. Nhưng họ sẽ là những người làm việc với bạn trong những sự kiện ngoại khóa đầu tiên, đi cùng bạn vào những buổi dã ngoại xa nhà, và có thể là những đồng nghiệp tương lai nữa.
Các câu lạc bộ cũng là một địa chỉ tuyệt vời để bạn gửi gắm những năm đại học của mình. Chúng thường gắn liền với chuyên ngành học hoặc với một số kỹ năng mềm mà người trong lĩnh vực của bạn cần có. Tham gia câu lạc bộ cũng là cách dễ dàng nhất để gặp gỡ những người có chung sở thích và mối quan tâm với bạn. Đừng sợ phải bắt đầu một cái mới, và nếu muốn thì cũng đừng sợ phải thay đổi.
2. Tham gia hoạt động ngoại khóa và tình nguyện
Nếu bạn đã trở thành một sinh viên đại học chính hiệu, vậy bạn may mắn hơn rất nhiều người rồi. Các hoạt động ngoại khóa và tình nguyện là cơ hội tuyệt vời để chia sẻ sự may mắn của bạn đến với cộng đồng. Ngoài ra, chúng còn tốt cho hồ sơ xin việc của bạn sau này nữa.
3. Học cách lập kế hoạch và quản lý thời gian của bạn
Đại học tuy ít vất vả và căng thẳng hơn trung học nhiều, nhưng thời gian của bạn sẽ tràn ngập các bài tiểu luận, kì thi, sự kiện và cả những buổi đi chơi. Sẽ không có ai nhắc nhở bạn từng chút một như trước nữa. Vì vậy, hãy chủ động học cách quản lý thời gian của bạn. Dành một thời lượng nhất định cho việc học và làm bài tập để bạn không bị cuốn đi bởi vô số sự kiện ngoại khóa sôi động và các cuộc hẹn đi chơi đầy hấp dẫn.
4. Một giờ học trên lớp = 2 giờ học ở nhà
Ai cũng nghĩ đây là một câu nói đùa, nhưng thực sự thì không phải vậy đâu! Việc tập trung trên lớp dường như thật chán và thừa thãi, cho đến khi bạn nhận ra bài tập và tiểu luận đang chồng chất còn deadline thì kè kè sau lưng. Ở bậc đại học, thời gian phải đến trường không nhiều nên bạn hãy tận dụng chúng thật tốt. Chúng sẽ giúp bạn rèn rũa các thói quen tốt khác khi bạn đi làm, như là thói quen anti-procrastination (chống trì hoãn) chẳng hạn.
5. Tìm kiếm cơ hội làm thêm
Sinh viên năm nhất, có dư dả về thời gian và cũng chưa vào chuyên ngành nên hoàn toàn có thể tìm kiếm các công việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm sống, xây dựng các mối quan hệ xã hội thay vì đợi đến năm ba, năm tư như nhiều bạn hiện nay.
Sinh viên đi làm thêm sẽ được tiền, điều đó là chắc chắn, công sức lao động bỏ ra và hiển nhiên bạn được hưởng những gì bạn đã làm. Làm thêm sẽ giúp bạn có thêm nhiều về kỹ năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn phải gặp gỡ nhiều người điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo hơn trong việc giao tiếp. Khi kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng được mối quan hệ.
Quan trọng hơn là bạn đã rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, những va đập ngoài cuộc sống giúp bạn trưởng thành hơn và hiểu giá trị đồng tiền do công sức mà mình làm ra. Tuy nhiên, cần tỉnh táo trước những bẫy đa cấp nhé các tân sinh viên.
6. Sẵn sàng đầu tư cho những gì bạn cần và bạn muốn
Đây là thời điểm lý tưởng để bạn khám phá bản thân để xác định tương lai của mình, và trang bị bất cứ thứ gì bạn cần. Hãy học một vài kỹ năng mềm như thuyết trình, nghi thức đối ngoại, tập một môn thể thao, cải thiện trình độ ngoại ngữ, thậm chí đơn giản là kỹ năng viết email bằng 2 thứ tiếng trở lên. Như lời ông vua bán lẻ và tác giả nổi tiếng tại Mỹ, Zig Ziglar, từng nói: “Nếu bạn không sẵn lòng học hỏi, không ai có thể giúp bạn. Nếu bạn quyết tâm học hỏi, không ai có thể cản bạn”.
Tin tức liên quan
- Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhựa Chinli Việt Nam đánh giá về chất lượng đào tạo của trường
- Cựu sinh viên lớp C18CD1 nghề Cơ điện tử
- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Thông minh TCL Việt Nam đánh giá về chất lượng đào tạo của trường
- Ban thường vụ Đoàn Trường cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore Tổ chức cuộc thi thiết kế video, clip chủ đề "Nghề Tôi đã Chọn" cho các bạn HSSV tham gia
- Cựu sinh viên khoa Cơ khí
- Cựu sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore
- Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Camso Việt Nam đánh giá về chất lượng đào tạo của trường
- Cựu sinh viên nghề Quản trị mạng